Quy trình sử lý sự cố nồi hơi

Đăng bởi Bun Việt vào lúc 24.02.2024

I. QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ NỒI HƠI KHI CẠN NƯỚC NGHIÊM TRỌNG

Hiện tượng: Ống thủy không có nước mà chỉ có một màu sáng óng ánh.

Nguyên nhân: Bơm nước không vào lò hơi công nghiệp

  • Bơm không hoạt động do nhảy rơ le nhiệt trong tủ điện hoặc lưới điện 3 pha bị đảo (gây đảo chiều quay của bơm) hoặc bơm bị cháy
  • Bơm vẫn hoạt động bình thường nhưng nước không vào lò hơi do Y lọc bị ngẹt, đường hút bị lọt khí hoặc cánh bơm bị mòn dẫn đến tụt áp hoặc bồn chứa hết nước
  • Bộ phận tự động mực nước bị trục trặc (thường là các bugi cảm biến mực nước bị dơ bẩn do nguồn nước sử dụng không tốt dẫn đến không có tín hiệu cho bơm nước) hoặc bộ tự động mực nước trong tủ điện bị hư hỏng
  • Đường nước vào bầu bugi bị ngẹt (do chất lượng nước) gây nên hiện tượng vẫn có nước ở trong bầu bugi nhưng thực tế nước trong lò hơi đã cạn
  • Công nhân vận hành nồi hơi không quan sát thường xuyên để bơm nươc bổ sung (trường hợp tủ điện điều khiển để bơm nước hoạt động ở chế độ tay)
  • Thân nồi hơi bị chảy nước, ống lò, ống lửa bị thủng gây ra chảy nước (bơm nước bổ sung không kịp)
  • Van khóa đường xả đáy bị hở hoặc chưa đóng
  • Van một chiều của đường bơm không kín gây ra hiện tượng nước bị đẩy ngược trở lại bồn chứa (do áp suất trong lò hơi)

Quy trình xử lý sự cố

Mở van ở bầu chứa buri và ống thủy nếu thấy nước có kèm hơi nước thoát ra đường xả thì nồi hơi đã cạn nước nhưng ở mức chưa nghiêm trọng (còn thấy nước lấp ló ở chân ống thủy). Trường hợp này cho phép bơm nước bổ sung gián đoạn. Chỉ có hơi thoát ra thì nồi hơi đã bị cạn nước nghiêm trọng, trường hợp này phải xử lý theo trình tự sau:

  1. Tắt điện ở tủ điều khiển.
  2. Sơ tán khỏi khu vực nhà lò và báo cáo với người có trách nhiệm.
  3. Để lò hơi công nghiệp nguội tự nhiên (không được dùng nước tưới vào lò)
  4. Sau khi lò hơi đã nguội tiến hành kiểm tra xem xét, khi khắc phục xong các hư hỏng mới được phép cho vận hành
  5. Trường hợp bơm hỏng hoặc các van khoá đường xả, van một chiều đường nước không kín cũng phải ngừng lò theo trình tự trên, để lò nguội và tiến hành kiểm tra xem xét, khi khắc phụ xong các hư hỏng mới được phép cho vận hành nồi hơi trở lại.

II. QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ NỒI HƠI KHI ĐẦY NƯỚC QUÁ MỨC

  • Hiện tượng: Ống thủy ngập nước. Có tiếng va đập thủy lực bên trong nồi.
  • Nguyên nhân:Công nhân vận hành bơm nước quá mức qui định ở giai đoạn nhóm lò hoặc trong quá trình vận hành nồi hơi
  • Xử lý: Xả đáy gián đoạn khi mức nước đạt yêu cầu thì cho nồi vận hành trở lại.

 III. CÁC BỘ PHẬN CỦA NỒI HƠI BỊ NỨT

  • Hiện tượng: Quan sát qua cửa nạp liệu và ống khói có thể thấy các hiện tượng hơi nước thoát qua ống khói và kèm theo tiếng xèo xèo là đã chảy nước tại kim loại cơ bản hoặc mối hàn. Các bộ phận bị đốt nóng có hiện tượng biến dạng.
  • Nguyên nhân : Lớp cặn quá dày ngăn cản sự truyền nhiệt dẫn tới hiện tượng quá nhiệt làm biến dạng kim loại. Các bộ phận chiụ áp lực bị mòm mỏng quá giới hạn cho phép không chịu đựng được gây ra nứt.
  • Xử lý:
  1.  Trường hợp bị biến dạng: Mở van xả khí và tắt tủ điện.
  2. Trường hợp bị chảy nước : ngừng lò xử lý
IV. NỔ ỐNG SINH HƠI
  • Hiện tượng : Nghe tiếng nổ trong buồng đốt, hơi nước và nước bốc hơi ra mù mịt.
  • Nguyên nhân: Ống quá mỏng (Sử dụng lâu ngày không được thay thế)
  • Xử lý: Ngắt cầu dao điện, khoá van hơi chính (không được mở cửa vì nước phun ra có thể làm bỏng công nhân vận hành)
 V. ỐNG THUỶ BÁO MỨC NƯỚC GIẢ TẠO
  • Hiện tượng : Mực nước ống thủy đứng yên không dao động.
  • Nguyên nhân: Công nhân vận hành không thực hiện chế độ thông rửa ống thủy hằng ngày (đặc biệt nguy hiểm)
  • Xử lý: thông rửa ống thủy theo trình tự:
  1. Khoá đường hơi, mở van xả đáy ống thủy.
  2. Khoá đường nước, mở đường hơi.
  3. Mở đường nước khóa van xả đáy ống thủy.
  4. Khi mức nước ống thủy dao động lên xuống là được.

VI. ÁP KẾ HỎNG HOẶC CHỈ KHÔNG CHÍNH XÁC

  • Hiện tượng:
  1. Mặt kính áp kế mờ do hơi nước trong mặt kính.
  2. Trị số chỉ định của áp kế sai lệch
  • Nguyên nhân :
  1. Ống ruột gà bị thủng.
  2. Quá hạn kiểm định.
  • Xử lý: Khi không có khả năng theo dõi áp suất lò thông qua một thiết bị nào khác thì phải ngừng lò thứ tự ngừng lò như ở qui trình vận hành

 VII. VAN AN TOÀN KHÔNG KÍN VÀ KHÔNG LÀM VIỆC

  • Hiện tượng:Quá áp suất qui định vẫn không làm việc hoặc chưa đến áp suất quy định đã có hơi nước thoát ra.
  • Nguyên nhân: Công nhân không thực hiện kiểm tra cưỡng chế trong quá trình vận hành nên bề mặt tiếp xúc bị bẩn hoặc lò xo bị kẹt.
  • Xử lý: Kiểm tra cưỡng chế van an toàn tối thiểu trước mỗi ca phải giật cưởng bức 1 lần. Nếu vẫn không khắc phục được, phải ngừng lò tháo van để rà xoáy, sửa chữa và kiểm định lại
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

vietbun
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn